10 loại cây thích hợp trồng tại ban công nhà bạn

06/09/2019

Để trồng cây cảnh trên ban công phù hợp nhất, đầu tiên, bạn phải xác định vị trí ban công của nhà mình. Nếu vị trí ban công hứng nắng chiếu trực tiếp suốt ngày, khó giữ ẩm thì hãy chọn những loại cây chịu hạn tốt như xương rồng, hoa quỳnh, sống đời, sứ Thái, hoa đá... Nếu ban công nhà bạn khuất nắng, bạn nên chọn loại cây chịu được bóng râm như lan ý, hồng môn, hòn ngọc Viễn Đông, sen môn Thái Lan, địa lan, hoa hồng, cúc…
Tiếp đó là bạn chọn chậu cây cảnh phù hợp đối với từng loài hoa, căn cứ cả vào tính thẩm mỹ và cả vào mức độ sinh trưởng để cây có thể phát triển tốt. Cây trồng trong chậu không nên cao quá vì có thể làm mất tính cân đối của ban công, có thể gây bất tiện khi bạn mở cửa. Nếu muốn trồng dây leo trên ban công, bạn nên chọn những loại dây leo nhỏ như huỳnh anh, huỳnh đệ, tóc tiên... Nếu chọn đất, bạn nên chọn loại đất tơi xốp và chứa nhiều mùn, cho vào chậu, trộn thêm vào đất một lượng vừa phải phân hữa cơ (loại phân hủy chậm) để đảm bảo cho cây một nguồn dinh dưỡng vững chắc về sau.Chọn loại chậu có các lỗ thoáng khí và thoát nước dưới đáy, nếu không các loại muối có trong phân bón sẽ kết tủa làm đất khô cứng và gây hại cho cây.
Để tạo sự đồng nhất cho ngôi nhà thì bạn nên cố gắng tránh tình trạng trồng quá nhiều loại cây ở ban công. Hãy rải một ít sỏi trắng trên bề mặt châu cây cảnh để giữ nước, giữ vệ sinh, chống muỗi và tăng tính thẩm mỹ cho chậu hoa, đồng thời bạn nên kê chậu trên gạch hoặc đĩa bên dưới để giúp thoát nước tốt. Dưới đây là 10 loại cây thích hợp trồng ở ban công phù hợp với khí hậu Việt Nam.
1. Cây thường xuân
 Hoa cây cảnh Thường Xuân có thể hấp thụ những loại khí có hại trong không khí như Aldehyde formic, benzen, phenol thông qua những lỗ nhỏ có trên bề mặt lá, đồng thời chuyển hóa thành những chất vô hại như đường và amino acid. Đặc biệt, hoa cây cảnh này có thể ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư có trong nicotin tỏa ra từ khói thuốc, ngoài ra nó còn có khả năng hút bụi.
    


Cả thân cây cảnh và hoa  đều có thể dùng làm thuốc. Có thể hái, cắt đoạn, phơi khô hoặc ăn sống. Có tác dụng trừ gió, lợi ẩm, hoạt huyết, tiêu sưng, bình gan, giải độc. Cây Thường Xuân có thể làm cây cảnh trồng trong nhà, cây trồng ngoại thất hay cảnh quan sân vườn tùy theo nhu cầu của từng người. Tuy vậy, không nên sử dụng cây Thường Xuân riêng lẻ mà nên kết hợp với nhiều loại hoa cây cảnh khác để tạo nên vẻ đẹp phong phú cho không gian xung quanh.
2. Hoa dừa cạn rủ
 


 
Hoa dừa cạn rủ còn có tên gọi là hải đằng, trong đông y hoa dừa cạn có tên là trường xuân hoa, dương giác, bông dừa. Hoa có 3 màu cơ bản: phớt hồng, phớt tím và màu trắng. Điều đặc biệt ở loài hoa này là, mỗi khi ở đầu cành non có một phiếu lá cựa mình nhú lên thì liền sau đó sẽ xuất hiện hoa. Lá và hoa cùng nhau đua sắc vươn lên khiến cho hình ảnh khóm dừa cạn tuy nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy sức sống.
Hoa nở không ngừng từ mùa thu đến mùa xuân, thậm chí chăm tốt có thể ra hoa quanh năm. Cái tên nhật nhật xuân hay thiên thiên xuân của loài hoa này cũng bắt nguồn từ đó. Hoa dừa cạn có thể dễ dàng nhân giống bằng cách gieo hạt dừa cạn, bạn có thể lựa mua hạt giống hoa dừa cạn tại shop Hạt giống hà thành với rất nhiều màu sắc đa dạng đứng rủ. Hoặc có thể nhân giống bằng cành giâm vì loài hoa này ưa ẩm và ra rễ rất nhanh.
3. Hoa vân anh
Tượng trưng cho hạnh phúc và sự bình yên, may mắn, hoa vân anh (tên tiếng Anh là Verbena) còn có tên gọi khác là mã côn tiên/mã tiên thảo có mùi thơm và màu sắc rất quyến rũ, thường được dùng để làm cảnh, trưng bày hoặc làm thảo dược trong Đông y.
 


Hoa vân anh là loài cây ưa sáng và tưới nước nước nhiều, hoa nhỏ xinh nở thành chum nhiều màu rất đẹp, phù hợp để trồng chậu (chậu treo) hoặc trồng thảm, trồng bồn cây hay sân vườn. Hoa vân anh trồng rất dễ và sinh trưởng tốt không cần tốn thời gian chăm sóc nhiều rất thích hợp trồng tại ban công nhà ở.
4. Thu hải đường rủ các màu
Cây treo rủ, thân mọng nước, hoa đơn kép mix nhiều màu hoặc đơn sắc, hoa thu hải đường phát triển tốt nhất từ 18-35oC, là loài cây ưa thoáng mát, tránh trồng úng nước.
Cánh hoa mỏng manh tinh khiết và mịn màng như làn da thiếu nữa buông rủ dịu dàng mềm mại với màu sắc đa dạng phong phú thật khiến ai ai cũng phải yêu thích mến mộ. Hoa thu hải đường có thể gieo hạt trong chậu treo bên lan can sẽ tạo lên một cảnh quan tuyệt đẹp cho khu vườn của bạn. Hoa còn có màu hồng hoặc mix nhiều màu rực rỡ, dịu dàng.
 


5. Cây xương rồng
Cây xương rồng có tên khoa học là: Euphorbia antiquorum L, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Nó có tên khác là: Hoá ương lặc, Bá vương tiêm. Xương rồng được biết đến là một loại thực vật đa dạng, được phân chia thành nhiều chi và nhiều loài  khác nhau. Lá cây, thân cây và rễ chứa nhiều nước để chúng có thể tồn tại được trong điều kiện khô hạn. Đặc biệt, xương rồng là một loại cây rất đa dạng về hình dáng. Cây có dạng hình cầu, hình trụ, hình tròn hoặc oval .. mọc thành bụi, dạng bẹt (hình vợt), treo rủ thõng xuống, lá có thể hình tròn, lá kim, dạng hạt đính, xù, hoặc gai nhọn… Không chỉ có sự đa dạng về hình dáng, màu sắc của các loài hoa xương rồng vô cùng phong phú gồm các màu xanh lá cây, màu lục nhạt, hồng ngọc, đỏ, vàng, trắng, đỏ tía, đỏ phớt vàng, tím đỏ và màu đen… Vì vậy, có thể nói xương rồng là một loại cây cảnh đặc biệt, chỉ có thân, nhiều gai nhọn, nhưng cho hoa đẹp nên có lôi cuốn đối với những người đam mê. Một điều cần lưu ý là cây không thích hợp để trưng trong nhà, ngược lại, trồng xương rồng ngoài ban công có tác dụng rất tốt.
 


Cách chăm sóc cây xương rồng cũng phức tạp hơn các loại hoa giới thiệu ở trên một chút do chúng có nhiều chủng loại phong phú. Cùng là xương rồng nhưng mỗi loài có đặc tính khác nhau đòi hỏi cần có sự chăm sóc riêng. Là một loại cây chịu hạn tốt, bên trong thân và lá của xương rồng mọng nước –một mô bảo quản đặc biệt cho phép chúng tồn tại trong môi trường khô cằn hơn nhiều loại cây khác. Vì vậy, khi trồng trong chậu, bạn không cần tưới nhiều, và quan trọng nhất là chậu đất phải luôn được thoát nước. Bên cạnh đó, cũng có một số loại xương rồng thích hợp với điều kiện độ ẩm và nhiệt độ trong phòng, nhưng chúng rất ưa ánh sáng nên cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh ánh cho phù hợp.
6. Cây hoa hồng leo
 


Hoa Hồng leo có nhiều màu sắc và chủng loại phong phú để lựa chọn như đỏ thẩm, hồng, tím, vàng, hồng cánh sen,… trong đó màu hồng cánh sen thì thường phổ biến và dễ trồng hơn tất cả. Dây Hồng leo không bò cao như những loại hoa leo khác, vừa có màu sắc rực rỡ vừa có hương thơm quyến rũ nên được rất nhiều người yêu thích, rất thích hợp cho ban công nhà bạn.
7. Cây lô hội
Cây lô hay còn gọi là nha đam có tên khoa học Aloe vera. Cây lô hội được sử dụng như là một loại cây dược liệu quen thuộc từ nhiều thế kỷ nay trong việc điều trị vết thương và cháy nắng. Cây lành tính có thể ăn hoặc sử dụng như mỹ phẩm, tuy nhiên mép lá có răng cưa khá sắc, nếu bạn không để ý sẽ dễ bị thương khi chạm vào nó, vậy nên rất thích hợp để trồng ở ban công.
 


Cây lô hội không ưa nước, vì thế bạn luôn giữ cho đất khô và đặc biệt không được để cây úng nước. Lô hội rất ưa ánh sáng, bạn nên trồng cây lô hội tại nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp thì càng tốt. Để cây phát triển nhanh, bạn tránh bón phân vào mùa đông mà chỉ bón NPK ba lần trong mùa hè với tỷ lệ 10-10-10. Rễ cây cũng rất phát triển và có xu hướng trồi lên khỏi mặt đất, vì vậy bạn nên trồng lô hội trong những loại chậu cảnh dành riêng cho xương rồng.
8. Cây hoa giấy
Hoa giấy sinh trưởng tốt lên người chơi cây không cần lo lắng trong việc phòng trừ những sâu bệnh. Cây cũng rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. Nhiều loại hoa giấy đã được lai ghép, có loại gần như không gai. Người trồng chỉ cần chọn cây không sâu bệnh làm giống và trước khi trồng phải vệ sinh chậu thật sạch là có thể yên tâm. Đối với những cây thời vụ, người chăm bón có thể  xử lý hạt giống bằng vôi, thuốc diệt trừ mầm mống bệnh và trứng sâu như vậy hoa sẽ tăng cường được sức đề kháng.
 


Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc hoặc nước ngâm lông xương súc vật. Sau một vài năm trồng, thức ăn trong đất đã cạn, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại. nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.
9. Hoa mười giờ
Hoa mười giờ thuộc vào loại các loài hoa đẹp dễ trồng, chỉ việc găm nhánh vào đất là cây sẽ sống, và đất càng tốt thì hoa càng to và nhiều (nên chọn phần dưới gốc, vì phần ngọn dễ chết hơn). Khi mới trồng nhớ đem cây vào chỗ mát và thường xuyên tưới nước, khoảng 1 tháng sau cây sẽ nhú mầm mới và phát triển ra những chậu hoa đẹp.
 


Ngoài ra, nếu muốn có những chậu hoa mười giờ như là một tác phẩm, người trồng có thể sử dụng cách trồng bằng hạt quả mười giờ. Các trồng bằng hạt cũng không khó, dãn đều hạt trong đất, tưới ít nước, không để đất quá ướt, hạt sẽ hỏng, nhung cũng không để đất khô quá, hạt sẽ không nảy mầm được. Ngoài ra, nếu trồng bằng hạt, người trồng có thể nghiên cứu để cho ra những bông hoa mười giờ lai sắc hoặc có 2 màu, rất đặc biệt.
10. Phong lữ thảo
Phong lữ thảo là loài hoa có nhiều màu sắc khác nhau đầy lôi cuốn. Thường hoa có màu hồng, đỏ biểu tượng cho tình yêu. Phong lữ thảo được ưa chuộng bởi hương rất thơm. Từ khi hoa bắt đầu nở cho đến khi tàn kéo dài hơn 2 tuần. Với màu sắc rực rỡ, hoa phong lữ thảo thường được dùng để trang trí cho ban công, cửa nhà. Chỉ cần treo một chậu hoa Phong lữ trước cửa đã điểm tô cho căn nhà của bạn thêm sinh động. Hạt giống phong lữ thảo có hai loại là phong lữ thảo đứng và rủ với màu sắc thì vô cùng đa dạng.
 


Mùi hương của hoa phong lữ thảo giúp tăng cường sự tỉnh táo nhạy bén của trí não. Do đó, bạn có thể trồng phong lữ thảo ở ban công giúp giảm thiểu việc dùng các loại cà phê chứa nhiều cafein. Loại thảo mộc này cũng có thể làm gia vị cho món gà hay cá, giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện hệ thống miễn dịch. Để các loài phong lữ thảo phát triển tốt, bạn nên tưới cây đều đặn mỗi ngày để đất luôn có độ ẩm vừa phải.

 

Đăng ký nhận sách

Bài viết liên quan

Màu sắc nôi thất cho người mệnh kim

Theo nguyên lí tương sinh tương khắc...

Màu sắc nội thất cho người mệnh Thổ

Trong phong thủy, màu sắc hình thành...

Màu sắc nội thất cho người mệnh Mộc

Theo nguyên lý ngũ hành, môi trường...

Màu sắc nội thất cho người mệnh Thủy

Tư vấn màu sắc nội thất cho người...

Màu sắc nội thất cho người mệnh Hỏa

Ngày nay việc lựa chọn màu sắc...

Bố trí giếng trời trong nhà hợp phong thuỷ

Theo thuật phong thủy, vị trí đặt...

Bài trí cửa sổ theo phong thủy bạn nên biết

Cửa sổ đối với một công trình...

Cách trồng và chăm sóc cây Lộc vừng theo phong thủy

Lộc vừng luôn được ưa thích do...

Hotline tư vấn miễn phí: 0868 111 248
Zalo