Cách trồng và chăm sóc cây Lộc vừng theo phong thủy

06/09/2019

1. Ý nghĩa phong thủy
Cây lộc vừng là cây mang lại may mắn về tài lộc. Màu đỏ của hoa lộc vừng tượng trưng cho hỷ sự. Vì thế, trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà, đặc biệt khi cây nở hoa đỏ rực sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn và niềm vui cho gia chủ. Cây tài lộc mang lại cảm giác bình yên, an toàn cho sự phát triển kinh tế. Để mang lại tài lộc may mắn, bạn nên trồng cây tài lộc trước sân nhà, và trồng ở vị trí thoáng đãng để cây có nhiều điều kiện phát triển tốt nhất. Ở một số vùng, lộc vừng được xếp vào danh sách "tứ quý" gồm sanh, sung, tùng, lộc. Theo phong thủy, loài cây này được coi là biểu tượng của sự may mắn, sung túc. Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng ngụ ý là nhỏ nhưng nhiều, thêm vào đó hoa xum xuê buông xuống như bức mành màu đỏ rất đẹp, mang ý nghĩa về sự thịnh vượng
 


 
2. Chọn đất trồng lộc vừng
Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng không được để úng nước.


3. Cách chăm sóc cây lộc vừng
Tương tự giống như chăm sóc các cây cảnh khác, chỉ cần trồng cây, hoặc đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng nên đều đặn tưới nước phân bổ sung cho cây, hai hoặc ba năm nên tiến hành thay đất mới và trồng lại cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.
 Ang, bể , chậu…trồng lộc vừng nhất thiết phải có lỗ thoát nước. Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi cây phát triển mạnh, chứng tỏ bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng cũng không được để úng nước. Đầu rễ bị ngập trong nước không thoát được khí sẽ bị thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ rồi chết. Còn muốn để bầu cây lộc vừng ngâm trong ang, bể, chậu…thì khi mới trồng vào ang, bể, chậu…phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra cả ngoài gạch đá thì ta bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại,ngâm cho bầu rễ trong nước thỏa mái cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa.


Rễ lộc vừng rất nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó sau 2 - 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt đước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra ta nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn.
4. Mẹo cho cây lộc vừng ra hoa rải rác trong năm
Đối với lộc vừng ta không cắt tỉa theo từng đợt như các loại khác mà nên cắt tỉa thường xuyên, khi nào thấy cành vượt là cắt, nhằm làm cho các cành dăm không có độ tuổi đồng đều, dẫn đến việc ra hoa cũng không đồng loạt, mà rải ra từ mùa xuân đến mùa thu. 
Khi cây lộc vừng chớm ra nụ nên bón thúc cho cây trong đó tăng cường các loại phân có tác dụng để hoa to, bông dài và đậu quả càng tăng vẻ đẹp của cây. Khi nụ hoa mới dài ra khoảng 2 cm ta lấy móng tay (hay mũi dao nhọn) lẩy một số nụ hoa đi, cành dăm bị lẩy nụ này sau tháng rưỡi đến 2 tháng lại ra hoa tiếp. Thay bằng cách lẩy nụ hoa ta có thể dùng ngón tay uốn cong những cành dăm đã ra nụ (số lượng tùy ý). Những cành này bị tổn thương nụ sẽ teo đi vài tháng lại ra nụ tiếp.


5. Để khắc phục hiện tượng cây chết do trồng trong chậu ta làm như sau:
- Đánh cây ra khỏi ang, chậu, dùng vòi nước phun rửa đất ở bệ và gốc cây cho lộ 1 phần rễ (không làm vỡ bầu hoàn toàn)
- Dùng dao sắc cắt các rễ thối (cắt sao cho đến hết phần rễ thối thì thôi)
- Rửa gốc, rễ một lần nữa bằng nước sạch rồi đặt cây vào chỗ râm mát, không có gió lùa.
- Chờ cho nước ở gốc và rễ khô, dùng thuốc kích thích ra rễ bôi vài lần lên vết cắt. Lấy bao tải hay quần áo cũ che kín bầu rễ.
- Vệ sinh ang, chậu: moi bỏ hết đất cũ rồi rửa sach ang chậu. Nếu không có lỗ thoát nước thì khoan lỗ thoát nước. Khi cần giữ nước sẽ dùng vật liệu nút chặt.
- Dùng đất tơi xốp trộn một phần xỉ than, phân chuồng hoai mục, một phần vi sinh (loại dùng cho cây cảnh) (không dùng nhiều phân NPK bón cho lúa, hoa màu).
- Sau khi sử lý gốc cây khoảng 3 ngày, dùng đất đã chuẩn bị trồng lại. Cây mới trồng phải lèn chặt gốc, dùng bình phun, tưới cho đất đủ ẩm. Để cây trong râm hoặc che nắng, che gió cho cây.
Chăm sóc:
- Hàng ngày phun nước đủ ẩm cho đất và phun lên cành, lá, thân cây để cây không bị thiếu nước và không nên ngam bệ gốc, rễ cây trong ang chậu thì lá mới nhỏ được.
- Quan sát nếu thấy cây bình thường, nảy chồi mới là yên tâm vì cây đã được phục hồi. Tiếp tục chăm sóc cho cây phục hồi hoàn toàn. Nếu cây phục hồi hoàn toàn thì đưa cây ra chỗ có nhiều ánh sáng hoặc bỏ vật liệu che nắng, che gió.
-Với cây non, nhỏ thì chỉ nên giữ đất trong chậu lúc nào cũng ướt là được.
-Không tưới nước bẩn cho cây lộc vừng.
- Khi cây có thể chứa nhiều nước vào ang, chậu nhưng vài tháng cũng phải thay nước mới để không bị ô nhiễm nặng làm cây nghẹt rễ mà chết.

 

Đăng ký nhận sách

Bài viết liên quan

Màu sắc nôi thất cho người mệnh kim

Theo nguyên lí tương sinh tương khắc...

Màu sắc nội thất cho người mệnh Thổ

Trong phong thủy, màu sắc hình thành...

Màu sắc nội thất cho người mệnh Mộc

Theo nguyên lý ngũ hành, môi trường...

Màu sắc nội thất cho người mệnh Thủy

Tư vấn màu sắc nội thất cho người...

Màu sắc nội thất cho người mệnh Hỏa

Ngày nay việc lựa chọn màu sắc...

Bố trí giếng trời trong nhà hợp phong thuỷ

Theo thuật phong thủy, vị trí đặt...

Bài trí cửa sổ theo phong thủy bạn nên biết

Cửa sổ đối với một công trình...

10 loại cây thích hợp trồng tại ban công nhà bạn

Không gian sống hiện đại càng ngày...

Hotline tư vấn miễn phí: 0868 111 248
Zalo